Tử cung sẽ lớn gấp 14 lần kích thước ban đầu
Thật ấn tượng phải không nào, nó sẽ giãn ra từ kích thước của một quả lê lên kích thước của một quả dưa hấu (sau đó sẽ quay trở lại kích thước ban đầu). Không chỉ có bé yêu, tử cung của mẹ bầu còn chứa khoảng 1,8 – 2,7 kg chất lỏng bao gồm chất nhầy và nước ối bao bọc lấy em bé trong tử cung.
Tim sẽ bơm máu nhiều hơn 40 – 50% so với trước đó
Quả tim của mẹ bầu cũng đập nhanh hơn 10 đến 20 lần mỗi phút so với trước khi mang thai. Với hoạt động vô cùng tích cực của tim, máu được gia tăng lưu lượng để cung cấp cho dây rốn và nhau thai – và cũng để chuẩn bị cho sự kiện chính: sự ra đời của bé. Bây giờ thì bạn có thể dễ dàng hiểu được tại sao mình lại mệt mỏi nhanh hơn hồi trước khi có bầu rồi đúng không?
Em bé có thể nghe thấy bạn
Các mẹ bầu đều được khuyến khích nói chuyện thật nhiều với bé. Vì từ từ tuần thứ 18 trở đi của thai kỳ, tai của bé đã phát triển hoàn toàn và em bé có thể nghe thấy giọng của bạn, tiếng máy hút bụi và cả tiếng chó sủa nữa. Khi bạn hát cho con, bé sẽ thực sự nghe thấy và sau khi chào đời, bé có thể nhận ra bài hát đó nếu xung quanh thật yên ắng và dễ chịu.
Bộ phận sinh dục của bé trai đã bắt đầu hoạt động
Thậm chí trước khi sinh, bộ phận sinh dục nhỏ xíu của bé cũng đã bắt đầu hoạt động. Giữa tuần 20 và tuần 23, một bé trai có thể bắt đầu tạo ra tinh trùng. Vào thời điểm này, buồng trứng và tử cung của bé gái cũng đã hình thành đầy đủ, với khả năng cung cấp trứng cho cả cuộc đời.
Nhau thai đang làm công việc của cả bốn cơ quan
Nhau thai lúc này còn được gọi với cái tên trìu mến “cây sự sống”, cơ quan này có chức năng cực kỳ phức tạp. Nó giúp loại bỏ chất thải của bé, lọc đi những thứ có hại, cung cấp toàn bộ máu và dưỡng chất cho cơ thể bé.
Bé con đang nếm bữa ăn của mình
Tin hay không tin thì tùy bạn, vào tuần 20 của quá trình mang thai, em bé đang phát triển khả năng nếm mùi vị, và đã bắt đầu tìm hiểu và thích những món bạn ăn. Một vài chuyên gia thậm chí còn tin rằng bạn có thể định hình khẩu vị của bé bằng cách ăn những món ăn đa dạng (và lành mạnh) trong suốt thời gian bầu bì.
Ngực bạn đã có thể sản xuất sữa
Nội tiết tố của mẹ bầu đã khởi động cho cơ quan sản xuất sữa từ lúc bạn bắt đầu mang thai, và vào tuần thứ 20, sữa đầu tiên cho em bé (thứ chất lỏng màu vàng gọi là sữa non) đã được tạo ra. Bạn có thể để ý thấy sữa chảy ra trong suốt ba tháng cuối cùng của thai kỳ – nhưng đừng lo, bạn có thể sử dụng miếng lót thấm sữa để giải quyết vấn đề này.
Em bé đã biết đi ị
Vào gần giữa quá trình mang thai, em bé bắt đầu tạo ra phân, thứ vật chất màu đen, giống hắc ín mà bé sẽ sớm thải ra sau khi sinh và làm bẩn tã với nó.
Bé có thể thấy ánh sáng
Ở tuần thứ 30, mống mắt của bé đã được hình thành hoàn chỉnh, điều này có nghĩa là bé có thể thấy và thậm chí là phản ứng với ánh sáng. Và sự thật là trong bụng mẹ không hoàn toàn tối thui đâu. Nếu bạn nằm trực tiếp dưới ánh nắng, bạn có thể để ý rằng con mình đang cục cựa trong đó để che mắt lại đấy.
Bé đang tập tành cho lần khóc đầu tiên
Bạn cũng thường đoán xem tiếng khóc đầu tiên của bé sẽ như thế nào phải không? Em bé cũng thế đấy. Những tấm ảnh siêu âm đã cho thấy bé đang tập khóc và thực hiện những nét mặt khác trong bụng mẹ. Nhưng khóc không có nghĩa là bé đang buồn đâu. Khóc là một kỹ năng mà bé phải thực sự thành thạo, khi mà nó sẽ là cách cơ bản để bé giao tiếp với bạn trong suốt mấy tuần đầu tiên sau khi chào đời.
PHÒNG KHÁM SẢN PHỤ KHOA BÁC SĨ CKII THÚY MAI
CHUYÊN KHÁM ĐIỀU TRỊ SẢN PHỤ KHOA NGOÀI GIỜ
BÁC SĨ CKII BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG
Địa chỉ : 232/17 Lý Thường Kiệt - Phường 14 - Quận 10 - Tp HCM
(Khu Phố 9 - ĐỐI DIỆN NHÀ THI ĐẤU PHÚ THỌ, NHÀ HÀNG PHONG LAN)
DỊCH VỤ KHÁM NGOÀI GIỜ:
Điện Thoại Tư Vấn : 0938 747 071
Hotline : 098 88 232 17
GIỜ LÀM VIỆC
Làm việc từ 16h45 - 20h00 trong tuần từ thứ 3, 4 , 6.
Sáng CN: 8h00 - 10h00 (Ngày Lễ nghỉ)
LƯU Ý
Do bệnh nhân đông nên yêu cầu bệnh nhân đăng ký lấy số trước một ngày hoặc trong ngày hôm đó để khám và tái khám.
CÁCH LẤY SỐ:
GỌI ĐIỆN THOẠI BÀN BẤM SỐ: 1081
GỌI ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG BẤM SỐ: 08-1081
XIN ĐĂNG KÝ KHÁM BỆNH TẠI: PHÒNG KHÁM SẢN PHỤ KHOA - BÁC SĨ THÚY MAI
Đặt sinh thường - sinh mổ lên bàn cân
Ngày đăng : 23.06.2017
14 Điều Cần Làm Trước Ngày Sinh
Ngày đăng : 27.02.2017
Những thắc mắc thường gặp về siêu âm
Ngày đăng : 27.02.2017
Hai Tuần Cho Vết Mổ Sau Sinh Không Để Lại Sẹo
Ngày đăng : 27.02.2017
5 Sai Lầm Các Mẹ Cần Tránh Trước Sinh
Ngày đăng : 27.02.2017
Phân biệt siêu âm 2D, 3D và 4D
Ngày đăng : 27.02.2017
Những Loại Thực Phẩm Mẹ Bầu Nên Ăn
Ngày đăng : 27.02.2017
Chăm sóc " Núi Đôi" trước và sau khi sinh
Ngày đăng : 02.03.2017